Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014
Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014
Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014
Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014
Kiến nghị một kỳ thi quốc gia duy nhất – kỳ thi tốt nghiệp THPT
GDVN) - Trước thực tế có hai
cuộc thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) được tổ chức
quá gần nhau, nhiều chuyên gia kiến nghị bỏ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Nói về kỳ thi “ba chung” bấy lâu nay,
ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT), người xây dựng
đề án thi ba chung những năm trước cho biết, theo đề án ban đầu ba chung
không có điểm sàn, tuy nhiên sau này Bộ GD&ĐT bắt đầu thêm điểm sàn
để “sàng lọc” những thí sinh yếu kém.
Khởi thủy của “ba chung”, theo ông Chừng
xuất phát từ lợi ích của nhân dân: “Chúng tôi làm nhiều năm, năm nào
cũng thấy bố mẹ các em đưa đi thi khổ quá, tốn kém quá, chứng kiến nhiều
trường hợp bố mẹ khóc vì con ngủ quên không được vào thi. Trong đề án
ba chung chúng tôi tuyệt nhiên không nói về điểm sàn, vì Bộ đã phân cấp
cho các trường điểm xét tuyển. Nhưng hiện nay mỗi năm có 1 triệu thí
sinh đi thi thì tốn kém khoảng 1,5 nghìn tỷ, chính kỳ tuyển sinh đại học
mới là kỳ thi tốn kém nhất” ông Chừng nói.
Ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT). Ảnh Xuân Trung |
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa
hiểu đầy đủ về “ba chúng”, theo ông Chừng “ba chúng” không phải là chung
điểm sàn mà là sử dụng chung kết quả thì,…Cha đẻ của “bà chúng” cũng
cho biết, trong đề án “ba chung” có hai giai đoạn, giai đoạn một đã thực
hiện và đang thực hiện, giai đoạn hai là tiến tới một kỳ thi quốc gia
duy nhất, đó là làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, lấy đó là căn cứ chính
để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
“Tôi nghĩ đầu vào đại học điều kiện cần
là tốt nghiệp THPT, nếu có điều kiện về xét tuyển thì Bộ GD&ĐT cũng
phải nói rõ: Xét tuyển có thể căn cứ vào kết quả tốt nghiệp THPT. Nếu
chúng ta chuyển càng sớm sang một kỳ thi quốc gia duy nhất thì xã hội đỡ
tốn kém, đó là một cơ chế cơ bản để giảm tình trạng luyện thi tràn lan
như hiện nay” ông Đỗ Văn Chừng khẳng định.
GS. Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường
Đại học DL Hải Phòng cũng cho biết, trong dự thảo về tự chủ tuyển sinh
của Bộ GD&ĐT vừa qua chưa coi trọng tính tự chủ thực sự của các
trường. GS. Nghị “định nghĩa” lại rằng “tự chủ” giáo dục tức là trường
được làm tất cả nhưng gì trong phạm vi của pháp luật không cấm.
Nhận định về hai kỳ thi quốc gia gần
nhau, GS. Nghị nêu quan điểm: “Hai kỳ thi này tôi cảm giác tốn quá nhiều
tiền công của của nhà nước, nếu được bỏ kỳ thi tôi nghĩ nên bỏ thi đại
học. Việc cần có một kỳ thi thực sự, nghiêm túc là kỳ thi tốt nghiệp
THPT, đây là kỳ thi đi theo suốt cuộc đời của học sinh”.
GS. Trần Huux Nghị, Hiệu trưởng ĐH DL Hải Phòng. Ảnh Xuân Trung |
Lãnh đạo trường Đại học DL Hải Phòng đặt
câu hỏi, nếu cảm thấy một kỳ thi quốc gia khó thực hiện, vậy tại sao
chúng ta không lấy lực lượng của hai kỳ thi này để làm tốt một kỳ thi
tốt nghiệp THPT, tại sao chúng ta không lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT
để làm đầu vào của đại học?
Bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT trường
Cao đẳng Asean cho biết, theo quy luật quốc tế chúng ta phải tiến tới
bỏ tuyển sinh đại học, làm điều này càng sớm càng tốt để xã hội bớt tốn
kém, cha mẹ học sinh đỡ khổ.
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường
Đại học Đông Á nêu vấn đề, kỳ tuyển sinh đại học của chúng ta hiện nay
đã quá lạc hậu. Bởi cách làm của Bộ bấy lâu nay vẫn duy trì một cơ chế
“xin – cho”. Quan điểm của ông Chứ, Bộ GD&ĐT hãy cho các trường được
tự chủ hoàn toàn, chấm dứt quy định trình đề án.
“Chúng tôi không cần ba chung của Bộ, Bộ
cứ để cho chúng tôi tự chủ trong tuyển sinh, chúng tôi sẽ biết cách
tuyển như thế nào” ông Chu khẳng định.
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á: Bộ GD&ĐT cứ để trường tự chủ tuyển sinh, chúng tôi sẽ tự biết cách tuyển như thế nào. Ảnh Xuân Trung |
Lãnh đạo trường Đại học Cửu Long cũng
cho biết, Bộ GD&ĐT phải có một “chuẩn” quốc gia để làm đầu vào đại
học, và học sinh tốt nghiệp THPT loại trung bình trở lên đều có quyền
học đại học. Bộ GD&ĐT không nên “ép” các trường trình đề án và
duyệt, bởi Bộ không thể có đủ người, đủ thời gian làm việc này.
“Tính tự chủ của các trường là ở chỗ
này, trường phải làm sao có đề án đưa ra để người dân chấp nhận cho con
theo học, đề án đó phải đưa ra được quá trình đào tạo như thế nào để xã
hội chấp nhận. Đề án này là do trường tự làm, công bố công khai. Chúng
ta không nên có kỳ thi đại học mà chỉ có thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt
không thể có quy định miễn 20% thi tốt nghiệp THPT, như vậy sẽ dẫn tới
tiêu cực từ giáo viên với hiệu trưởng” vị này cho biết.
Chia sẻ với ý kiến các trường đại học,
cao đẳng ngoài công lập, GS. Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
cho biết, để đánh giá đúng thì điểm sàn đại học hàng năm phải bỏ, và bỏ
ngay từ năm nay. Có thể chấp nhận trở lại thi “ba chung” như trước kia
nhưng Bộ GD&ĐT phải để các trường thi riêng được sử dụng kết quả thi
ba chung trong quá trình xét tuyển, hoặc có thể liên kết với các trường
trong quá trình tổ chức thi.
“Tiến tới năm 2015 chỉ có một kỳ thi,
kỳ thi đó khẳng định là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi cho ra một
bằng cấp có giá trị suốt đời cho một con người, thậm chí có giá trị
quốc tế nếu học sinh đó ra nước ngoài học. Ngược lại, kết quả tuyển sing
đại học không mang lại nhiều ý nghĩa, dứt khoát kỳ thi tốt nghiệp THPT
năm tới phải làm nghiêm túc, lấy kết quả đó làm cơ sở dùng để xét tuyển
vào các trường đại học, cao đẳng” GS. Trần Hồng Quân đề nghị.
Đổi mới thi tốt nghiệp năm 2014, chậm có phải là chắc?
Tác giả: TS. Dương Xuân Thành
12/01/14 07:39
(GDVN) - Vừa qua nhiều vị nguyên là Bộ trưởng GD&ĐT và rất nhiều
chuyên gia đã có ý kiến về chuyện thi hành Luật giáo dục đại học và Nghị
quyết TW8 về cải cách GD.
- Đề nghị "5 bỏ" trong kỳ tuyển sinh 2014
- PGS. Trần Xuân Nhĩ: Phổ thông học 11 năm sẽ tiết kiệm 30 nghìn tỷ/năm
- "Bộ GD&ĐT phải đổi mới tư duy quản lý và cần phải làm ngay"
- Miễn thi tốt nghiệp: Chẳng khác gì mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực?
- Tổ chức lại hệ thống trường Sư phạm như thế nào?
- Bốn vấn đề nóng của ngành giáo dục được gửi tới PTT Vũ Đức Đam
Ảnh minh họa |
Đã có nhiều ý kiến về lựa chọn khâu đột
phá cho cải cách giáo dục, bằng việc thay đổi kỳ thi tốt nghiệp phổ
thông năm 2014 có thể đây là dấu hiệu cho thấy Bộ chọn khâu thi cử làm
khâu đột phá. Hãy khoan nói đến việc lựa chọn này đã tối ưu chưa, chúng
ta nên xem xét các khâu kỹ thuật mà dự thảo có thể ảnh hưởng đến sự
nghiệp cải cách giáo dục. Có thể là do Bộ vội nên cần huy động “sức mạnh
tập thể”, huy động quyền “làm chủ tập thể” của mọi người để giúp hoàn
thiện phương án?
Nghị quyết TW8 khóa 11 đề ra chủ trương
lấy kết quả thi tốt nghiệp phổ thông làm cơ sở để tuyển sinh CĐ-ĐH. Ai
cũng biết Bộ dự định kéo dài 3 chung đến năm 2017. Vậy tại sao không đưa
phương án thí điểm thi tốt nghiệp theo tinh thần nghị quyết TW8 ngay
trong năm 2014, nói cách khác hãy tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông như
một kỳ thi tuyển sinh CĐ-ĐH trong vòng 1-2 năm (trong khi vẫn tổ chức
thi tuyển sinh 3 chung). Làm được như vậy khong lo chất lượng tuyển sinh
CĐ-ĐH thấp mà lại rút được kinh nghiệm khi chính thức thực hiện.
Bộ mong muốn: “từ nay cho đến khi có
chương trình giáo dục phổ thông mới, chỉ cần một lần này thay đổi phương
án thi tốt nghiệp. Khi triển khai chương trình mới thì sẽ đổi mới
phương thức thi và công nhận tốt nghiệp một cách căn bản theo yêu cầu
của Nghị quyết Trung ương 8” (gddt.vn, 2/1/2014). Vấn đề là khi nào thì
chính thức triển khai chương trình mới?
Xin nêu một vài ý kiến:
Số lượng môn thi
Phương án 1 thí sinh phải thi 4 môn, Bộ
phải chuẩn bị đề thi cho 7 môn (2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn trong 5
môn). Phương án 2 thí sinh phải thi 5 môn, Bộ phải chuẩn bị đề cho 8 môn
(3 môn bắt buộc, tự chọn 2 trong 5 môn).
Dù chỉ có 01 thí sinh chọn 1 trong 5 môn
tự chọn Bộ vẫn phải làm các thủ tục ra đề như môn có 1 triệu thí sinh
dự thi, như vậy có tiết kiệm không, có khoa học không?
Đối với thí sinh, thi 4 – 5 môn theo dự
kiến hay 6 môn như cũ sẽ không có thay đổi gì nhiều vì thí sinh đã chuẩn
bị tinh thần thi 6 môn rồi, nay rút bớt thì càng “dễ thở”. Đối với Bộ
phát sinh thêm môn thi chắc chắn sẽ tốn kém hơn ở khâu ra đề, thẩm định,
bảo mật… và càng tốn kém khi phải bố trí giám thị, phòng thi tại các
địa điểm thi. Liệu Bộ có thực hiện ghép nhiều thí sinh thi các môn khác
nhau vào cùng một phòng với chỉ hai giám thị?
Đã phải chuẩn bị ra đề tới 8 môn thi sao
không nghiên cứu kiến nghị của Hiệp hội các trường CĐ-ĐH ngoài công
lập, của nguyên Phó CT nước, nguyên Bộ trường GD&ĐT Nguyễn Thị Bình?
Thiên hạ bảo “cờ ngoài, bài trong”, ở ngoài thì sáng, ở trong thì tối.
Không muốn nghe “cờ ngoài”, cứ khư khư “bài trong” tức là thích chỗ tối,
thích để làm gì?
Chính sách miễn thi
“Sở GD&ĐT căn cứ tỷ lệ miễn thi do
Bộ GD&ĐT quy định, xây dựng phương án miễn thi của địa phương mình”
[1]. Nếu điều này thành hiện thực thì có nghĩa là sẽ có địa phương được
Bộ “cho” tỷ lệ miễn thi cao hơn địa phương khác. Phải chăng đây là cách
để ban phát “lợi ích” và cũng đồng nghĩa với việc muốn tỷ lệ miễn thi
cao một chút thì phải biết cách “kính thưa, kính gửi…”. Phải chăng khi
soạn thảo dự án người ta đã “nhìn xa, thấy rộng”, đã vẽ sẵn đường cho…
“phong bì” chạy?
Dành cho mình quyền quy định tỷ lệ miễn
thi, Bộ cho rằng Bộ có đủ số liệu thống kê? Cứ cho răng Bộ có số liệu
thống kê của các địa phương mấy năm qua thì liệu Bộ có dám khẳng định
các số liệu đó phản ảnh đúng thực tế? Có thể nói ngay rằng con số 20%
học sinh mà Bộ dự kiến miễn thi chỉ phản ánh trí tưởng tượng “phong phú”
của người thảo dự án. Con em đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng
xa, vận động không bỏ học đã là thắng lợi nói gì đến đủ tiêu chuẩn miễn
thi?
Nếu sự trung thực là đặc điểm của ngành
Giáo dục thì đã chẳng có chuyện nhà vệ sinh rộng chừng 30 mét vuông giá
thành lên đến 600.000 đồng, cũng chẳng có chuyện: ‘Bộ GD&ĐT cũng đã
tiến hành thẩm định khoảng 500 hồ sơ quá trình đào tạo tiến sĩ và 150
luận án tiến sĩ. Kết quả cho thấy, khoảng 50% các cơ sở chưa thực hiện
đầy đủ quy trình đào tạo, một số luận án chất lượng thấp. Về liên kết
đào tạo, Bộ GD&ĐT đã thanh tra 9 trường ĐH và xử lý sai phạm với 4
đơn vị”, tỷ lệ này cũng gần 50% [2].
Một “sáng kiến” khác của Bộ không biết
sẽ nhận được bao nhiêu % dư luận tán thành: “các thí sinh có kết quả học
tập, rèn luyện tốt sẽ được miễn thi dựa theo các tiêu chí cơ bản sau:
Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong 3 năm học THPT; Kết quả
các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp; Kết quả các kỳ thi sáng tạo khoa
học - kỹ thuật, các cuộc thi trí tuệ dành cho học sinh THPT được tổ chức
ở cấp quốc gia, quốc tế” [2].
Có lẽ Bộ cho rằng chuyện mua điểm, chạy
điểm chỉ có ở bậc đại học chứ không có ở phổ thông! Hay Bộ cho rằng ngay
năm 2014 Bộ sẽ có phép màu hô biến toàn bộ giáo viên thành Bao Công để
không có chuyện nể nang, châm chước cho con em đồng nghiệp trong trường?
Lại nữa, thi học sinh giỏi các cấp là một tiêu chí miễn thi, vậy chỉ
cần giỏi cấp huyện là “ngon” rồi, nếu có trách thì trước hết phải trách
bên Văn hóa-Thể thao, ai bảo huy chương cấp “ao làng Asean” cũng được
vinh danh ầm ĩ.
Người viết đã từng được nghe giáo viên
khoa Công nghệ Sinh học một trường đại học nói rằng: “khoa chúng cháu
được mệnh danh là nhà trẻ của trường”, hóa ra rất nhiều con em cán bộ
giáo viên trong trường bằng nhiều cách khác nhau đã trở thành giáo viên
khoa này.
Triết lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vốn
không phải là cao siêu gì khiến cho các “nguyên khí quốc gia” không thể
tiếp thu được. Vậy tại sao biết là “bệnh” sẽ có cơ hội sinh sôi (hoặc
giả chưa biết thì cũng nên đọc để biết) mà lại không phòng? Hay là Bộ
cố tình đưa ra như vậy để “có đất” cho người dân góp ý, để chuyển hướng
dư luận sang những đề tài bớt “nhạy cảm” hơn?
Thiết nghĩ cần phải loại bỏ ngay từ
trứng nước ý tưởng “Bộ quy định tỷ lệ miễn thi cho các địa phương” nếu
Bộ muốn tránh cho cán bộ của mình nguy cơ phải đứng trước vành móng
ngựa. Tất cả học sinh đều phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp, những người
không tốt nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận học hết chương trình phổ
thông đề chuyển sang học nghề.
Tổ chức thi như thế nào?
Tổ chức ngay kỳ thi tốt nghiệp năm 2014
theo tinh thần chỉ đạo của TW là cách tốt nhất hiện nay để chủ trương
cải cách giáo dục không phải chờ mấy năm nữa. Vấn đề tiếp theo là thi
mấy môn và thi những môn nào. Người viết cho rằng cần chọn 4 môn bắt
buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử, các môn còn lại sẽ chọn trong 4
môn là Vật lý, Hóa học, Địa lý và Sinh học, riêng các trường khối nghệ
thuật, thể thao sẽ thi thêm các môn năng khiếu. Riêng môn Ngoại ngữ có
thể có những điều chỉnh phù hợp với tình hình dạy và học tại các vùng
miền khác nhau.
Một số chuyên gia không muốn Lịch sử là
môn thi bắt buộc, họ cần phải hiểu rằng người Việt trẻ ngày nay dốt nhất
là Lịch sử. Ngay khi cách mạng chưa thành công Cụ Hồ đã nói: “Dân ta
phải biết sử ta; Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam…”. Gần đây Thứ
trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã phải nêu ý kiến: “nên cho hoa hậu
học lịch sử trước khi đi thi quốc tế’. Hàng nghìn điểm 0 môn Lịch sử
chẳng lẽ chưa đủ gióng hồi chuông báo động về sự đánh mất bản sắc dân
tộc, hay là chúng ta muốn thay thế người Việt bằng một thế hệ “công dân
toàn cầu” kiểu mới, không nguồn gốc, không biên giới, không tổ quốc?
Không phải là không thể tổ chức một kỳ
thi nghiêm túc nếu sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và công cụ hỗ trợ như
camera ghi hình các buổi thi. Nên biết Công ty cổ phần thương mại
Nguyễn Kim phối hợp cùng với Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN VNPT, Công
ty cổ phần truyền thông Sơn Ca, Công ty TNHH Questek Việt Nam đã có kế
hoạch tài trợ 31.5 tỷ đồng lắp 20.000 camera giám sát cho các trường mẫu
giáo và nhà trẻ toàn quốc. Trên tinh thần đổi mới giáo dục, chẳng lẽ
ngành giáo dục không thể xin được nguồn kinh phí vài chục tỷ cho mục
đích này?
Đổi mới giáo dục không thể thành công
nếu cứ tiếp tục lối nghĩ cũ, nặng về tư duy nhiệm kỳ. Hy vọng lãnh đạo
ngành tiếp thu ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “cần đổi mới ngay tại
cơ quan Bộ GD&ĐT”, cũng nên lắng nghe những lời khó lọt tai của dư
luận, thận trọng nhưng không có nghĩa là sợ hãi bởi sợ hãi chẳng bao
giờ làm nên sự nghiệp.
BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Chủ Nhật, ngày 12/01/2014 07:00 AM (GMT+7)
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Nếu bạn ăn trái cây cùng với một bữa ăn nặng hoặc ngay sau bữa ăn, chúng sẽ không được tiêu hóa đúng cách.
Tuy nhiên thời gian ăn trái cây nào là tốt nhất để tránh các vẫn đề về tiêu hóa. Chuyên gia thể dục và dinh dưỡng Pallavi Srivastava sẽ cho chúng ta biết khoảng thời gian nào trong ngày ăn trái cây là tốt nhất cho sức khỏe.Khi bị cảm lạnh nhẹ
Tiêu thụ trái cây như một phần của sức khỏe giúp bạn chống lại cảm lạnh thông thường vì trái cây là một trong những cách tốt nhất để tăng khả năng miễn dịch. Pallavi Srivastava nói, "Cảm lạnh thông thường do dị ứng theo mùa, hoặc thay đổi nhiệt độ hoặc là kết quả của một hệ thống miễn dịch yếu”.
Tiêu thụ trái cây như một phần của sức khỏe giúp bạn chống lại cảm lạnh thông thường
Trái cây cung cấp một số lượng tốt của vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp đánh bay cảm lạnh. Các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, chanh, dâu tây và chanh ngọt có lợi cho điều trị cảm lạnh. Cùng với đó, các loại trái cây như táo, lê và dưa hấu có nhiều chất xơ tốt cho cơ thể, vì chúng giúp trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch .
Ăn trái cây vào buổi sáng
Thời gian tốt nhất để bạn ăn hoa quả là vào buổi sáng lúc bụng đói hoặc giữa các bữa ăn như: giữa bữa ăn sáng và ăn trưa hoặc giữa bữa trưa và bữa tối. Nếu bạn ăn trái cây cùng với một bữa ăn nặng hoặc ngay sau bữa ăn, chúng sẽ không được tiêu hóa đúng cách.
Lý giải về việc ăn trái cây khi bụng đói Pallavi Srivastava nói: Trái cây có chứa một lượng đường nhất định, chất xơ và hàng loạt các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ hoàn toàn khi dạ dày của bạn trống rỗng. Và bạn sẽ đạt được lợi ích tối ưu của việc ăn trái cây.Uống nước sau khi ăn trái cây
Theo lý giải Pallavi Srivastava việc uống nước sau khi ăn trái cây giúp trung hòa axit khi bạn ăn các loại quả có vị chua như: cam, quýt…
Theo Phạm Loan (Dân Việt/Healthmeup)
PGS.TS.Nguyễn Mạnh Nhâm |
Hãy gọi 1900.1259 để được tư vấn cách phòng tránh, dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị dứt điểm BỆNH TRĨ an toàn, hiệu quả, không tái phát.
Hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.TS.Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch hội Hậu môn, Trực tràng học Việt Nam trực tiếp tư vấn, giải đáp.
|
Dù muộn cũng phải học
TT - Cuộc tọa đàm của tiến sĩ Đào Trọng
Tứ, một chuyên gia về thủy điện, giảng viên ĐH Cologne (Đức), giám đốc
Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến
đổi khí hậu và nhà nhiếp ảnh Phạm Hoài Thanh trong triển lãm ảnh “Nước -
năng lượng - cuộc sống” với giảng viên trẻ và các sinh viên khoa môi
trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, khoa xã hội học ĐH Thăng Long, ĐH Tài
nguyên và môi trường và ĐH Thủy lợi diễn ra ngay sau khi thông tin về
các đợt xả lũ của các đập thủy điện miền Trung ngập tràn trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
Một số bức ảnh trong triển lãm “Nước - năng lượng - cuộc sống” của nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Thanh |
Những đau thương, những bức xúc dồn nén của người dân
được ống kính truyền hình đặc tả, tràn vào cả nghị trường, nhức nhối
trong chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Gần trăm bức ảnh, kết quả của những chuyến thực địa
cùng Trung tâm Bảo tồn và phát huy tài nguyên nước của Phạm Hoài Thanh
được trình bày theo sáu chủ đề: dòng sông kín, nhà trống, cơ chế dày
vẫn trống, công việc trống, đập thủy điện trống, rừng trống. Vẫn
những hình ảnh về cuộc sống của người dân vùng lòng hồ và vùng di dân
thủy điện, thiếu đủ thứ từ ăn mặc đến học hành, chỉ thừa duy nhất là
nước lũ. Nhưng khi nó được trưng bày có hệ thống và tiêu chí để hướng
đến một đối tượng quan trọng: sinh viên những ngành nghề trong tương lai
sẽ liên quan mật thiết đến việc ra quyết định và xây dựng các công
trình thủy điện, thì hiệu quả hình như cũng mạnh hơn.
Một sinh viên tên Mừng, năm 2 khoa thủy văn - tài
nguyên nước (ĐH Thủy lợi), nói: “Trước nay tôi chỉ nghĩ thủy điện mang
lại nhiều lợi ích cho đất nước: đem lại ánh sáng, phát triển kinh tế,
tạo công ăn việc làm, đi xem triển lãm này về mới thấy tác hại ghê gớm
của thủy điện đến cuộc sống của người dân trong khu vực dự án”. Một sinh
viên khác tên Bảo ở ĐH Tài nguyên môi trường thốt lên: “Tôi bị ấn tượng
ghê gớm với cảnh những người dân ở vùng di dân của thủy điện Yaly thiếu
nước, nhìn họ gùi nước mà thương”.
Giảng viên trẻ tên Linh của ĐH Tài nguyên môi trường
cũng chia sẻ: “Trong các giáo trình cũ, chúng tôi vẫn được dạy và nay
đang dạy là thủy điện là năng lượng sạch. Sau triển lãm, với những hình
ảnh, con số minh họa thuyết phục thế này, chắc chắn tôi sẽ phải kiến
nghị bổ sung: “Thủy điện không chỉ là năng lượng sạch”.
Cuộc tọa đàm xoay sang một chủ đề khác khá bất ngờ từ
chia sẻ tâm huyết đó. Một sinh viên ĐH Tài nguyên môi trường chất vấn TS
Đào Trọng Tứ: “Nếu bây giờ chúng em hiểu được tính hai mặt của thủy
điện, nếu chúng em bây giờ mới được học những kiến thức cơ bản về năng
lượng sạch, về tác động của di dân đến môi trường nước và môi trường văn
hóa, thì cũng phải 20 năm nữa chúng em mới có quyền quyết định xây hay
dừng các dự án thủy điện. Vậy bây giờ mới học có muộn quá không?”.
Câu trả lời của vị chuyên gia còn đau hơn cả câu hỏi:
“Hơn 30 năm trước, tôi cũng là một trong những người nhiệt huyết nhất đi
làm quy hoạch thủy điện, mong ước mang ánh sáng điện đến cho đồng bào
tôi, người dân tôi. Mười năm trước chúng tôi nhận ra việc ồ ạt làm thủy
điện là sai, và chúng tôi đã ra sức cảnh tỉnh các cấp quản lý. Nhưng đã
quá muộn. Những dòng sông trinh nguyên đã vỡ vụn. Chúng ta đã xây dựng
hết 90% tiềm năng thủy điện của 2.372 con sông lớn nhỏ khắp đất nước.
Đúng là các em 20 năm nữa chẳng còn cơ hội từ chối xây đập thủy điện nữa
đâu”.
Nhưng, vị chuyên gia nói thêm: chẳng có sự học nào là
muộn, các em cần học để ứng xử thông minh với những gì còn sót lại. Và
như thế vẫn phải học thôi, dù giờ đã quá muộn so với thế giới rồi.
THU HÀ
CÔNG DỤNG CỦA XẢ
Thứ Bảy, ngày 11/01/2014 07:37 AM (GMT+7)
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Mùa đông, vợ tôi thường vào bếp với rất nhiều món liên quan đến củ sả. Mong chuyên mục cho biết ăn nhiều sả có tác dụng (hay hại) gì không? Huy Hải (Thái Bình)
Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa. Dùng sả làm gia vị nấu ăn trong mùa đông rất hợp, tốt cho cơ thể.
Sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận, bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric qua đường tiểu bài tiết ra ngoài.
Với những người cao huyết áp, ăn nhiều sả có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Nếu bạn bị đau nhức cơ thể, tinh chất trong sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm, các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả để giảm các cơn đau.
Bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc
Nếu ngày Tết uống nhiều bia rượu, bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, uống hết. Người say rượu uống vào sẽ nhanh tỉnh, đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Ngoài ra, bạn có thể dùng sả để trị ho do cảm lạnh, cảm cúm bằng cách: Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, đun sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày. Sả trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi bằng cách: Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 - 6g mỗi loại, nấu nước xông cho ra mồ hôi.