Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

THUỐC VÀ SỨC KHỎE

Hến – món ăn, vị thuốc bồi bổ sức khỏe, nhuận tràng

Hến không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu….
Đây là nguồn dưỡng chất quý giá từ thiên nhiên dành cho những người huyết áp cao, đang gặp các vấn đề về tim mạch, bí tiểu, hay bị mụn nhọn tấn công.
Hến - món ăn, vị thuốc bồi bổ sức khỏe, nhuận tràng
Hến – món ăn, vị thuốc bồi bổ sức khỏe, nhuận tràng
Trong y học cổ truyền, phần thịt hến còn có tên gọi là nghiễn nhục, có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; được sử dụng dưới dạng món ăn – bài thuốc như sau:

Bài thuốc chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ em:

Thịt hến 100g, sò biển 100g, gạo tẻ 50g, rễ hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Thịt hến, sò hấp cách thủy cho chín, băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn; rễ hẹ giã nhỏ; gạo tẻ giã nhỏ nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho phần thịt sò hến đã ướp gia vị và hẹ vào đun chín. Ăn 1 ngày 1 lần. Một liệu trình kéo dài 5 – 7 ngày.

Bài thuốc chữa mụn nhọt, táo bón, tiểu tiện khó

Chứng hay đi tiểu đêm: Thịt hến 50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm gia vị vừa đủ. Ăn trong ngày. Có thể dùng thường xuyên.

Bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền

Hến tươi 2kg, bầu 1 quả non. Gia vị vừa đủ. Luộc hến chín gạn lấy nước, lấy thịt để riêng. Bầu gọt vỏ băm nhỏ hoặc thái miếng. Đun sôi nước luộc hến thả bầu vào nấu chín, thêm ít hành, thì là. Đảo đều thịt hến đã ướp gia vị với dầu ắn cho săn thịt, bỏ vào canh bầu ăn nóng với cơm.

Hỗ trợ điều trị dương nuy, ít tinh

Thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50ml, gia vị vừa đủ. Lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào thêm gia vị, xào cho ngấm gia vị, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút, bắc ra ăn nóng. Có thể dùng thường xuyên với cơm nóng hàng ngày

Bổ huyết, giải nhiệt, giải độc, nhuận trường

Hến 1kg, rau ngót 200g. Luộc hến lọc lấy nước trong, tách lấy thịt; rau ngót, tuốt lá, rửa sạch, vò sơ qua cho mềm, có thể xào rau ngót xơ qua với một chút dầu ăn. Đun sôi nước luộc hến và cho thịt hến vào, nêm nước mắm cho vừa ăn rồi cho rau ngót vào, đun sôi lại là được. Ăn nóng với cơm.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Hến 1kg, lá dâu bánh tẻ 30 – 50g, hành hoa, gia vị vừa đủ. Hến rửa sạch luộc đãi lấy ruột, nước để lắng gạn lấy phần nước trong bên trên. Lá dâu rửa sạch để ráo, thái sợi. Phi thơm hành mỡ cho hến vào xào săn, tiếp đó cho lá dâu vào xào chín, cho thêm ít nước hến, nêm gia vị vừa đủ, múc ra bát rắc rau răm, hành hoa lên ăn nóng.
Chú ý: do thịt hến có tính hàn nên những người lạnh bụng không nên ăn nhiều.

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014


LỊCH LÀM VIỆC THƯ VIỆN BẢO LỘC

NGÀY
TUẦN
THÁNG
CÔNG VIỆC
-Buổi sáng 7h15 mở cửa,vệ sinh phòng, máy tính
-7h30 đón tiếp người dân
  +Bố trí chỗ ngồi
  +Nắm thông tin người sử dụng
  +Hướng dẫn người dân truy cập máy
 +Quan sát theo dõi và cập nhật lượt bạn đọc,và các đối tượng bạn đọc
  +10h45 thông báo hết giờ
Tắt máy
11h nghỉ
-Chiều 13h15 mở cửa.
- 13h30 tiếp đón người dân
+ Bố trí chỗ ngồi
+ Hướng dẫn người dân truy cập máy
+ Quan sát theo dõi và cập nhât lượt bạn đọc và các đối tượng bạn đọc
19h45 thông báo nghỉ
Tắt máy, khóa cửa
20h nghỉ
 
 
 
 
Thứ 3đến thứ 7
-Thống kê lượt bạn đọc
-Báo cáo vào ngày 28 hàng tháng
- Thống kê lượt bạn đọc mới
- Thống kê lượt bạn đoc quay lại
-Mức độ hài lòng
   + Ưu điểm
   + Hạn chế
 
1/Hỗ trợ người dân sử dụng máy tính và truy cập
Internet công cộng
 
 
 
-Mở lớp đào tạo chiều thứ 7
- Từ 16h đến 18h
-Phân loại từng đối tượng để đào tạo
+ Học sinh
+ Thanh niên
+ Nông dân
2/Đào tạo người sử dung máy tính
 
 
 
 
 
 
Nắm bắt nhu cầu đặc điểm của địa phương
Nắm bắt nhu cầu thông tin
Bước 1 : Nắm bắt nhu cầu đặc điểm của địa phương
Bước 2 : Xây dựng đề cương chi tiết cho bộ sưu tập,dự định thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng sản phẩm
Bước 3:Thu tập, sưu tầm số hóa tài liệu theo chủ đề đã được xác định
Bước 4 :Biên mục, sử dụng công cụ biên muc,của một phần mềm chuyên dùng cho bộ sưu tập số
Bước 5 : Điều chỉnh bộ sưu tập số.Hoàn chỉnh bằng bổ sung các chức năng khác
Bước 6 : Đưa vào khai thác, có thể trích xuất toàn bộ sưu tập thành dạng ngoại tuyến (offline) với một số phần mềm
3/Xây dựng bộ sưu tập số địa phương

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Kiến nghị một kỳ thi quốc gia duy nhất – kỳ thi tốt nghiệp THPT

GDVN) - Trước thực tế có hai cuộc thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) được tổ chức quá gần nhau, nhiều chuyên gia kiến nghị bỏ tuyển sinh ĐH, CĐ.


Nói về kỳ thi “ba chung” bấy lâu nay, ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT), người xây dựng đề án thi ba chung những năm trước cho biết, theo đề án ban đầu ba chung không có điểm sàn, tuy nhiên sau này Bộ GD&ĐT bắt đầu thêm điểm sàn để “sàng lọc” những thí sinh yếu kém. 
Khởi thủy của “ba chung”, theo ông Chừng xuất phát từ lợi ích của nhân dân: “Chúng tôi làm nhiều năm, năm nào cũng thấy bố mẹ các em đưa đi thi khổ quá, tốn kém quá, chứng kiến nhiều trường hợp bố mẹ khóc vì con ngủ quên không được vào thi. Trong đề án ba chung chúng tôi tuyệt nhiên không nói về điểm sàn, vì Bộ đã phân cấp cho các trường điểm xét tuyển. Nhưng hiện nay mỗi năm có 1 triệu thí sinh đi thi thì tốn kém khoảng 1,5 nghìn tỷ, chính kỳ tuyển sinh đại học mới là kỳ thi tốn kém nhất” ông Chừng nói.

Ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT). Ảnh Xuân Trung
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa hiểu đầy đủ về “ba chúng”, theo ông Chừng “ba chúng” không phải là chung điểm sàn mà là sử dụng chung kết quả thì,…Cha đẻ của “bà chúng” cũng cho biết, trong đề án “ba chung” có hai giai đoạn, giai đoạn một đã thực hiện và đang thực hiện, giai đoạn hai là tiến tới một kỳ thi quốc gia duy nhất, đó là làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, lấy đó là căn cứ chính để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
“Tôi nghĩ đầu vào đại học điều kiện cần là tốt nghiệp THPT, nếu có điều kiện về xét tuyển thì Bộ GD&ĐT cũng phải nói rõ: Xét tuyển có thể căn cứ vào kết quả tốt nghiệp THPT. Nếu chúng ta chuyển càng sớm sang một kỳ thi quốc gia duy nhất thì xã hội đỡ tốn kém, đó là một cơ chế cơ bản để giảm tình trạng luyện thi tràn lan như hiện nay” ông Đỗ Văn Chừng khẳng định.
GS. Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường Đại học DL Hải Phòng cũng cho biết, trong dự thảo về tự chủ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vừa qua chưa coi trọng tính tự chủ thực sự của các trường. GS. Nghị “định nghĩa” lại rằng “tự chủ” giáo dục tức là trường được làm tất cả nhưng gì trong phạm vi của pháp luật không cấm.
Nhận định về hai kỳ thi quốc gia gần nhau, GS. Nghị nêu quan điểm: “Hai kỳ thi này tôi cảm giác tốn quá nhiều tiền công của của nhà nước, nếu được bỏ kỳ thi tôi nghĩ nên bỏ thi đại học. Việc cần có một kỳ thi thực sự, nghiêm túc là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi đi theo suốt cuộc đời của học sinh”.
GS. Trần Huux Nghị, Hiệu trưởng ĐH DL Hải Phòng. Ảnh Xuân Trung
Lãnh đạo trường Đại học DL Hải Phòng đặt câu hỏi, nếu cảm thấy một kỳ thi quốc gia khó thực hiện, vậy tại sao chúng ta không lấy lực lượng của hai kỳ thi này để làm tốt một kỳ thi tốt nghiệp THPT, tại sao chúng ta không lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để làm đầu vào của đại học?
Bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT trường Cao đẳng Asean cho biết, theo quy luật quốc tế chúng ta phải tiến tới bỏ tuyển sinh đại học, làm điều này càng sớm càng tốt để xã hội bớt tốn kém, cha mẹ học sinh đỡ khổ. 
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á nêu vấn đề, kỳ tuyển sinh đại học của chúng ta hiện nay đã quá lạc hậu. Bởi cách làm của Bộ bấy lâu nay vẫn duy trì một cơ chế “xin – cho”. Quan điểm của ông Chứ, Bộ GD&ĐT hãy cho các trường được tự chủ hoàn toàn, chấm dứt quy định trình đề án. 
“Chúng tôi không cần ba chung của Bộ, Bộ cứ để cho chúng tôi tự chủ trong tuyển sinh, chúng tôi sẽ biết cách tuyển như thế nào” ông Chu khẳng định.
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á: Bộ GD&ĐT cứ để trường tự chủ tuyển sinh, chúng tôi sẽ tự biết cách tuyển như thế nào. Ảnh Xuân Trung
Lãnh đạo trường Đại học Cửu Long cũng cho biết, Bộ GD&ĐT phải có  một “chuẩn” quốc gia để làm đầu vào đại học, và học sinh tốt nghiệp THPT loại trung bình trở lên đều có quyền học đại học. Bộ GD&ĐT không nên “ép” các trường trình đề án và duyệt, bởi Bộ không thể có đủ người, đủ thời gian làm việc này.
“Tính tự chủ của các trường là ở chỗ này, trường phải làm sao có đề án đưa ra để người dân chấp nhận cho con theo học, đề án đó phải đưa ra được quá trình đào tạo như thế nào để xã hội chấp nhận. Đề án này là do trường tự làm, công bố công khai. Chúng ta không nên có kỳ thi đại học mà chỉ có thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt không thể có quy định miễn 20% thi tốt nghiệp THPT, như vậy sẽ dẫn tới tiêu cực từ giáo viên với hiệu trưởng” vị này cho biết.
Chia sẻ với ý kiến các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, GS. Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập cho biết, để đánh giá đúng thì điểm sàn đại học hàng năm phải bỏ, và bỏ ngay từ năm nay. Có thể chấp nhận trở lại thi “ba chung” như trước kia nhưng Bộ GD&ĐT phải để các trường thi riêng được sử dụng kết quả thi ba chung trong quá trình xét tuyển, hoặc có thể liên kết với các trường trong quá trình tổ chức thi.

“Tiến tới năm 2015 chỉ có một kỳ thi, kỳ thi đó khẳng định là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi cho ra một bằng cấp có giá trị suốt đời cho một con người, thậm chí có giá trị quốc tế nếu học sinh đó ra nước ngoài học. Ngược lại, kết quả tuyển sing đại học không mang lại nhiều ý nghĩa, dứt khoát kỳ thi tốt nghiệp THPT năm tới phải làm nghiêm túc, lấy kết quả đó làm cơ sở dùng để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng” GS. Trần Hồng Quân đề nghị.